Nhưng câu chuyện không chỉ đơn giản như vậy, từ ngày công nghệ này “được lấn sân” quá nhiều trong các trận đấu, những làn sóng trái chiều liên tục xảy ra xung quanh những trận cầu. Vậy trước tiên, hãy cùng Thethaoso tìm hiểu xem, công nghệ VAR thực chất là gì?
VAR là gì? Được áp dụng khi nào?
Như đã đề cập ở trên, VAR lần đầu tiên được sử dụng ở kỳ World Cup 2018. Trước đó, VAR đã từng được mang vào thử nghiệm ở một vài trận đấu tại Anh và Đức để nhận những phản hồi.
VAR là viết tắt của Video Assistant Reference, tức có nghĩa là trợ lý ghi hình lại cho các trọng tài theo đúng nghĩa đen. VAR được đưa vào để giúp các trọng tài trong những tình huống gây tranh cãi thông qua những thước phim được công nghệ này ghi lại.
VAR khi nào mới được sử dụng trên sân?
Thông thường, công nghệ này sẽ có vai trò “chứng tỏ” mình trong 4 trường hợp sau:
- Những tình huống liên quan dẫn đến bàn thắng gây tranh cãi, kể cả lỗi việt vị (hợp lệ hay không).
- Những tình huống gây tranh cãi trong vòng cấm, về việc có được hưởng phạt đền hay không? (dù trọng tài đã quyết định trước đó hay bỏ qua).
- Những tính huống phạt thẻ đỏ trực tiếp.
- Những tranh cãi, nhầm lẫn trong các tình huống phạt thẻ (phạt thẻ không đúng người).
Sau khi kiểm tra các bàn thắng có gây tranh cãi hay không? Có thuộc một trong những trường hợp trên hay không? Tổ VAR sẽ gửi thông báo trực tiếp đến trọng tài thông qua thiết bị liên hệ mang ở tai
Ông “vua sân cỏ” sẽ có 2 quyết định để chọn lựa: Hoặc tự tin với quyết định của mình là đúng và bỏ qua VAR, hoặc cho tạm ngừng trận đấu và tham khảo VAR ở đường pitch theo nhiều góc máy khác nhau.
Điều quan trọng nhất, VAR và trọng tài ai quan trọng hơn? Câu trả lời dĩ nhiên là trọng tài chính là người đưa ra quyết định cuối cùng, VAR chỉ là một “cô trợ lý” cho những “vị vua áo đen”.
Ngoài 4 trường hợp kể trên, VAR sẽ không “tham gia” tới bất cứ tình huống nào khác, bao gồm thẻ vàng, phạt góc, ném biên, đá phạt ngoài vòng cấm, thẻ vàng thứ 2 (dẫn đến thẻ đỏ) mà trọng tài rút ra.
Tổ VAR bao gồm những gì? Các trọng tài VAR làm việc như thế nào?
Có tổng cộng bốn vị trọng tài ngồi trong phòng VAR bao gồm 1 trọng tài VAR và 3 AVAR. Với trọng tài VAR, ông sẽ theo dõi màn hình chính và một màn hình chia thành 4 khung nhỏ.
- AVAR1: Tập trung vào camera chính và thông báo cho trọng tài cũng như các cổ động viên về tình huống chuẩn bị sử dụng VAR, hoặc xem xét một tình huống nào đó.
- AVAR2: Tập trung vào các tình huống việt vị.
- AVAR3: Tập trung vào phân tích tình huống từ cái dữ liệu quay được, hỗ trợ trọng tài trong các quyết định. Đảm bảo sự kết nối giữa trọng tài VAR và AVAR2.
Bên cạnh đó, đố các bạn biết được để có những thước phim chính xác nhất thì phải có bao nhiêu camera phục vụ cho tổ VAR? Câu trả lời là có đến 33 camera ở mỗi sân phục vụ VAR.
Trên sân có tất cả 33 camera dành riêng cho đội ngũ VAR. Trong số này, có 8 camera chuyển động siêu chậm (super slow motion), 4 camera chuyển động cực kỳ chậm (ultra slow motion), 2 camera chuyên biệt cho các tình huống việt vị.
Sẽ có 2 camera Ultra slow motion được gắn sau mỗi khung thành, chỉ khi có những tình huống gây tranh cãi dẫn đến bàn thắng, dẫn đến phạt đền thì trọng tài mới sử dụng 2 camera siêu chậm này.
Chỉ duy nhất một máy quay mà tổ VAR không được quyền truy cập là máy quay từ trực thăng để lấy dữ liệu từ FIFA.
Liệu VAR có bao giờ sai?
Dĩ nhiên mọi công nghệ đều có lỗ hổng, và VAR cũng không ngoại lệ. Chủ yếu những sai lầm của VAR nằm ở các tình huống xác định những cầu thủ ở vị trí việt vị.
Bởi công nghệ “đường kẻ ngang” để xác định các cầu thủ có việt vị hay không tính đến hết mùa giải trước, chỉ là hình ảnh 2D. Và nó đã tạo nên những màn tranh luận gay gắt về việc thay thế bằng những hình ảnh đa chiều hơn.
Xem thêm: Công nghệ VAR có thật sự là kẻ thù của bóng đá?
Ví dụ thực tế về sai lầm của VAR
Quay về khoảng thời gian cách đây 1 năm, cụ thể là pha ghi bàn của Harry Kane vào lưới Chelsea ở bán kết lượt đi League Cup Anh mùa trước. Công nghệ hình ảnh 2 chiều của VAR đã xác định tiền đạo người Anh đã không việt vị trong tình huống thoát xuống.
Nhưng sau khi trận đấu kết thúc, kết quả cũng đã xong, The Blues đã cung cấp một vài hình ảnh ở tình huống cho thấy một phần vai của Harry Kane đã vượt quá cầu thủ cuối cùng của Chelsea lúc đó. Tức là Kane đã việt vị hoàn toàn.
Và mới đây, mặc dù công nghệ VAR đã được chuyển sang hình ảnh 3D ở mùa bóng 2019/2020. Nhưng sai sót vẫn tồn tại trong trận cầu ở Ngoại hạng Anh vòng 36, trong tình huống phản công của Crystal Palace trước MU, VAR đã từ chối bàn thắng hợp lệ của Crystal khi cho rằng tiền đạo của Phượng Hoàng đã rơi vào tư thế việt vị. Nhưng sau khi xem lại tình huống ở nhiều góc máy, các chuyên gia cho rằng VAR đã sai ở tình huống này khi từ chối bàn thắng.
Bên cạnh đó, những vấn đề bất cập mà VAR mang đến ở những trận đấu không thể không kể đến thời gian làm bóng chết. Một thử nghiệm của Hội đồng Kỹ thuật Premier League cho thấy thời gian “delay” trung bình cho mỗi quyết định tham khảo VAR của trọng tài là 84 giây. Con số mà Premier League không kỳ vọng, bởi vì bên cạnh thời gian các cầu thủ bị phạm lỗi, thời gian VAR can thiệp là quá dài.
Mục tiệu hiện tại của Ngoại Hạng Anh có lẽ là giảm thiểu tối đa thời gian “chết” do VAR gây ra. Chính vì thể ban tổ chức Premier League cũng khuyến nghị các trọng tài không nên phụ thuộc vào VAR. Đồng thời đội ngũ VAR cũng không cần “soi mói” quá nhiều vào các tình huống để bóng chạm tay trong vòng cấm địa.
- Xem thêm: Top ghi bàn bóng đá Anh qua mọi thời đại