Tiền đạo ảo được xem như một “thanh nam châm” thu hút tất cả hậu vệ của đối phương nhằm tạo khoảng trống cho các tiền đạo khác hoặc những pha băng lên của hàng tiền vệ tấn công.
Số 9 ảo là gì?
Thông thường, tiền đạo ảo của một đội bóng sẽ mang áo số 9 hoặc số 10. Ở Ngoại Hạng Anh, rất nhiều đội bóng sử dụng số 9 ảo ở khoảng từ giữa sân đến vòng 16m50, nơi tập trung nhiều hậu vệ đối phương nhất.
Những đội bóng sử dụng tiền đạo ảo tại Ngoại Hạng Anh
Ở Ngoại Hạng Anh, chúng ta dễ dàng nhận thấy 4 cầu thủ thường xuyên chơi ở vị trí tiền đạo ảo nhất. Khi nhắc đến tiền đạo ảo, Roberto Firmino đã cho thấy mình phù hợp với vị trí này như thế nào khi chơi bóng tại Anfield.
Chấp nhận đá lùi sâu, nhường lại sân khấu chính cho Mohamed Salah và Sadio Mane thể hiện bản thân. Và số 9 của Liverpool ở nhiều trận đấu có thể tự thích ứng với từng chiến thuật mà Jurgen Klopp đề ra.
Ở những trận đấu vừa rồi của Liverpool trong mùa giải năm nay, người ta có thể thấy Salah thường xuyên bó vào trong, còn Firmino lùi về sau hóa thân thành 1 số 10 đúng nghĩa trong sơ đồ 4-2-3-1, việc này giúp Salah có cơ hội gần khu vực cấm địa hơn, mọi đường bóng sẽ được đẩy đến Salah.
Khi còn thi đấu ở Chelsea, đã có khoảng thời gian Eden Hazard được xếp vào vị trí như 1 tiền đạo ảo. Khi đảm nhận vai trò này, Eden Hazard lùi về thu hút hậu vệ đối phương nhường cơ hội cho Giroud tỏa sáng.
Kèm theo tốc độ của ngôi sao người Bỉ, Chelsea có thể tự tin với những pha phản công nhanh. Nhưng đó chỉ là một giải pháp tạm thời trong khi HLV Sarri lúc đó đang đợi CLB chi tiền để mua một trung phong cắm đích thực.
Ở mùa bóng 2019, Raheem Sterling cũng từng được Man City xếp vào vị trí tiền đạo ảo trong trận lượt đi với Chelsea. Chình vì sự vắng mặt của Sergio Aguero do chấn thương, cùng với lý do Pep muốn sử dụng tốc độ của cầu thủ người Anh đâm thẳng vào khu trung lộ của Chelsea (như HLV Roy Hodgson đã từng sử dụng cầu thủ này đằng sau Harry Kane ở đội tuyển Anh).
Nhưng với lối chơi của Sterling, đây sẽ là vị trí “kìm hãm” sự nguy hiểm của Sterling khi sở trường của anh là “làm loạn” ở cánh rồi đi bóng vào trung lộ hơn là một “số 9 ảo” lùi sâu để phân phát bóng. Điều này giống như cách mà Van Gaal sử dụng Robben tại đội tuyển Hà Lan.
Và cuối cùng là trường hợp của Lingard, đã có nhiều trận đấu cầu thủ người Anh chơi dưới vai trò là một tiền đạo ảo “không đúng nghĩa”.
Khác với một tiền đạo ảo, Lingard không lùi sâu, không thu hút hậu vệ của đối phương mà thay vào đó anh chơi dâng cao hơn 1 tí so với hàng tiền vệ.
Với đội hình này, 2 tiền đạo của MU sẽ đẩy bóng sang 2 bên cánh để kéo 2 hậu vệ biên, từ đó tạo khoảng trống cho Lingard có thể di chuyển và bức tốc.
Tiền đạo ảo hoạt động ra sao?
Nếu 1 đội bóng chỉ chơi với tiền đạo ảo và không có trung phong cắm thì đội bóng đó sẽ dựa vào hàng tiền vệ để ghi bàn. Chúng ta sẽ phân tích đội hình này bằng trường hợp cụ thể: Messi ở Barca.
Khi còn là HLV trưởng của Barcelona, Pep tin rằng Messi quá giỏi để có thể chơi ở phía trên cũng như dạt ra cánh. Ông cũng không muốn tài năng của Messi chỉ gói gọn vào chiếc áo số 10 vì với thể hình của Messi rất dễ bị các hậu vệ kèm chết. Vì thế Pep đã có một chút thay đổi nhỏ trong đội hình 4-3-3 quen thuộc của Barcelona.
Guardiola bố trí Messi ở vị trí tương tự với Totti ở AS Roma vào thời kỳ đỉnh cao của đội bóng này. Không hẳn là số 9, cũng không vào vai số 10 nhưng chắc chắn là người đá cao nhất trong đội hình của The Cules. Vai trò của Messi trong chiến thuật của Pep không ai có thể sánh bằng. Anh là người được dồn bóng nhiều nhất, anh lùi lại so với hàng phòng ngự của đối phương để thu hút trung vệ, đồng thời có những cú chọc khe cho 2 tiền vệ băng lên.
Trên đây là khái niệm cũng như cách chơi của tiền đạo ảo là gì? Để theo dõi những kiến thức bóng đá khác, nhớ truy cập Thethaoso nhé.