Play off là gì?
Đây là thuật ngữ vô cùng quen thuộc dùng trong các môn thi đấu thể thao. Chắc hẳn những vận động viên hay cả khán giả đều đã từng được nghe nhắc tới. Nó được dùng để nói đến việc các đội hòa nhau ở những vòng đấu quan trọng và nếu muốn phân thắng bại sẽ phải thực hiện lượt đá này để tranh suất vớt.
Chính vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng hiểu thuật ngữ này như một lượt thi đấu mang tính chất quyết định, gay cấn và cực kỳ hấp dẫn. Đặc biệt, nếu 2 đội tham dự trận đấu này ngang tài ngang sức sẽ trở thành tâm điểm cuốn hút người xem.
Kết quả chung cuộc của trận đấu sẽ giúp bạn biết được đội nào giành quyền đi tiếp và đội nào buộc phải dừng chân.
Nếu dịch sát nghĩa trong tiếng Anh, từ play off còn được hiểu là “được chơi hoặc bị loại”. Đây là một cách chơi chữ thú vị dựa trên nghĩa của 2 từ “play” (chơi) và “off” (ngừng, loại).
Trận play off xuất hiện từ khi nào?
Hình thức trên xuất hiện đầu tiên tại World Cup, khi mà số đội tham dự vòng chung kết tăng từ 16 lên 24 đội và vòng chung kết EURO là 8 đội.
Lúc này, giới chuyên môn cho rằng dù đã có sự thay đội số lượng đội bóng tham gia 2 giải đấu kể trên nhưng vẫn quá khó để các đội dự EURO có thể tham gia cả World Cup.
Ở EURO 2016, Bồ Đào Nha và Pháp là 2 đội tuyển rất mạnh và là những ứng viên nặng ký cho chức vô địch của giải đấu này. Dễ hiểu khi người hâm mộ đánh giá đây là 2 đội mạnh nhất khu vực châu Âu và việc đi đến vòng chung kết cũng là điều có thể đoán trước.
Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi trong 2 kỳ World Cup gần đây nhất, cả Bồ Đào Nha và Pháp đều phải thi đấu trận play off để tranh suất vớt.
Với việc đã phải trải qua quá nhiều giải đấu thì tiếp tục đá tranh suất vớt là một thử thách vô cùng khó khăn đối với cả 2 đội tuyển. Các cầu thủ dù mệt mỏi nhưng vẫn phải gắng gượng để thi đấu. Đây cũng chính là những tấm vé cuối cùng cho cả 2 để bước vào vòng chung kết.
Ở một diễn biến khác, đội tuyển Tây Ban Nha từng được coi là một thế lực thống trị làng túc cầu thế giới khi 3 lần liên tiếp vô địch các giải đấu lớn trong giai đoạn 2008-2012. Điều này khiến giới chuyên môn và người hâm mộ nhiều lần bàn về tư cách một đội bóng vĩ đại nhất mọi thời đại của họ.
Thế nhưng ít ai ngờ rằng, chỉ trước giai đoạn vinh quang này 2 năm, đội tuyển Tây Ban Nha cũng từng phải đá play off để giành quyền tham dự vòng chung kết World Cup 2006.
Tầm quan trọng của hình thức này đối với các giải đấu
Lượt đấu này vô cùng quan trọng trong các giải đấu chuyên nghiệp của bộ môn bóng đá. Tùy theo quy mộ và mức độ của các giải đấu mà sức ảnh hưởng của trận play off sẽ khác nhau.
Đối với cấp độ câu lạc bộ
Hình thức này được sử dụng phổ biến tại các giải đấu hàng đầu châu Âu như Ngoại Hạng Anh, Champions League, Europa League…
Nhờ có nó, các giải đấu trở nên cạnh tranh gay gắt hơn. Các đội bóng sẽ cố gắng đẩy đối thủ của mình xuống hạng thấp hơn để phải tham gia vòng này. Cuộc chạy đua cho vị trí trong nhóm 4 đội mạnh nhất là vô cùng khốc liệt.
Ở giải hạng Nhất, vòng đấu trên càng trở nên hấp dẫn bởi các đội bóng cạnh tranh suất lên hạng. Chính vì vậy, đây là lý do khiến lượt đấu này thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cổ động viên.
Đối với cấp độ đội tuyển quốc gia
Đối với giải đấu cấp độ quốc gia, lượt đấu này thườngdiễn ra phổ biến ở EURO, World Cup…
Qua các thời kỳ, lịch sử bóng đá đã chứng kiến rất nhiều trận đấu theo hình thức tranh vé vớt diễn ra vô cùng kịch tính và khốc liệt bởi các cầu thủ luôn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo của đất nước họ.
Có lẽ nhiều người vẫn chưa quên đội tuyển Bồ Đào Nha của Cristiano Ronaldo ở kỳ World Cup 2014 phải đối đầu với tuyển Thụy Điển của Zlatan Ibrahimovic tại lượt đấu play off để tranh tấm vé đi tiếp.
Trận đấu này không chỉ là sự cạnh tranh của 2 quốc gia nói chung mà còn là sự đối đầu máu lửa của cả 2 siêu sao kể trên. Chung cuộc, thủ quân tuyển Bồ Đào Nha đã giúp đội nhà giành quyền đến Brazil với chiến thắng 4-2.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã nắm được phần nào khái niệm về play off cũng như những thông tin bên lề. Hãy truy cập Thethaoso mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức thể thao trong và ngoài nước mới nhất nhé!