Knuckleball là gì?
Knuckleball là một thuật ngữ bằng tiếng Anh có xuất phát từ môn bóng chày. Thuật ngữ này được dùng diễn tả một cách ném bóng sao cho quả bóng chày khi vừa được tung ra khỏi tay sẽ bay theo một quỹ đạo lắc léo, không hề có độ xoáy và cực kỳ khó đoán. Sau đó, nhiều cầu thủ đã hiểu được những lợi ích to lớn nếu đưa Knuckleball vào trong bóng đá. Cho nên họ quyết định dày công luyện tập và gọi nó là Knuckle shot.
Nếu thực hiện được một cú Knuckleball đúng chuẩn mực sẽ khiến các thủ môn không kịp phản ứng vì quỹ đạo của quả bóng có thể đổi hướng bất kỳ lúc nào. Một số cầu thủ đã sử dụng thành thạo cách sút bóng này để tạo nên thương hiệu cho riêng mình, điển hình như Cristiano Ronaldo.
Top 10 pha Knuckleball đẹp nhất từ trước đến nay.
Knuckleball làm nên tên tuổi của Ronaldo như thế nào?
Knuckleball được rất nhiều cầu thủ thực hiện thành công và để lại những ấn tượng không thể quên. Trong đó có thể kể đến như pha bóng của Roberto Carlos, Messi,… Nhưng có lẽ, chỉ có Cristiano Ronaldo là người thực hiện nhuần nhuyễn và có số lần thành công nhiều nhất.
Siêu sao bóng đá người Bồ đã tập luyện cú sút này khi còn rất trẻ và anh từng thực hiện nó rất nhiều lần khi còn ở Manchester United. Về sau, anh tiếp tục phát huy và nâng tầm sút phạt kiểu Knuckleball của mình lên cao hơn nữa.
Khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong những lần sút phạt bằng Knuckleball của Ronaldo có lẽ là lúc anh còn khoác áo Manchester United. Trong một trận đấu đụng độ với Portsmouth ở mùa giải 2007/2008, CR7 đã thực hiện một cú Knuckleball từ khoảng cách 30m. Quả bóng bay cực mạnh và thay đổi quỹ đạo một cách đột ngột khiến thủ thành David James đứng hình không kịp phản ứng.
Cú Knuckleball này của Ronaldo cũng được xem là một trong những pha sút phạt hoàn hảo nhất thế giới. Nhờ đó, anh cũng được xếp chung mâm với những ông hoàng sút phạt khác như: David Beckham, Ronaldinho, Roberto Carlos,…
Cách thực hiện Knuckleball như thế nào?
Để thực hiện được một cú Knuckleball đúng chuẩn bạn cần phải luyện tập rất nhiều theo các bước theo hướng dẫn sau đây:
Lấy đà
Để cú Knuckleball có được độ căng cần thiết, bạn cần phải lấy đà với khoảng cách từ 5 đến 7 bước và chạy đà với gia tốc lớn. Lưu ý là góc chạy sẽ chéo với vị trí của quả bóng một góc khoảng từ 30 đến 45 độ là tốt nhất.
Chân trụ
Bạn cần phải tính khoảng cách sao cho chân trụ phải cách bóng khoảng từ 20 đến 25cm và hơi chùn gối để dồn hết lực sút vào quả bóng.
Điểm tiếp xúc với quả bóng
Trong kỹ thuật sút bóng cực khó này, điểm tiếp xúc giữa chân với quả bóng chính là yếu tố quyết định quỹ đạo bay của quả bóng. Nếu bạn muốn quả bóng bay cao thì điểm cứng nhất trên bàn chân phải chạm đúng vào khoảng 2/3 bề mặt quả bóng và hơi chếch xuống dưới. Nếu muốn quả bóng bay thấp thì chếch lên trên một xíu.
Tư thế sút bóng
Về tư thế sút bóng, bạn có thể muốn thực hiện nó ở tư thế nào cũng được miễn là bạn cảm thấy phù hợp. Tuy nhiên việc đổi tư thế sút cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc đánh lừa thủ môn.
Khi sút bóng, chân thuận của bạn phải được cuộn từ sau ra trước. Lưu ý là lúc đưa chân ra sau bạn phải cảm nhận được đâu là điểm vừa phải để có thể lấy được lực sút tốt nhất. Sau đó hơi xoay người dùng hết lực sút vào quả bóng.
Điểm yếu của Knuckleball
Điểm yếu duy nhất của Knuckleball chính là việc nó rất khó để thực hiện nhuần nhuyễn trừ khi kỳ công khổ luyện như Ronaldo hay Roberto Carlos. Hơn nữa, Knuckleball đòi hỏi người thực hiện nó phải có một lực sút rất mạnh.
Chính vì vậy, nó đã trở thành một kiểu sút không dành cho những cầu thủ nhỏ con, có lực sút yếu. Ngoài ra, một cú Knuckleball còn chịu thêm những ảnh hưởng phụ khác từ không khí và luồng gió nữa.
Có rất nhiều kỹ thuật để có thể thực hiện một cú sút. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có Knuckleball là kiểu sút được đánh giá là có độ hiểm hóc cao nhất. Nếu bạn cũng muốn thực hiện một cú Knuckleball thì hãy thử thực hiện theo cách của Thethaoso vài lần xem sao nhé!