Barcelona lần đầu vượt mặt Real Madrid trong danh sách top 10 CLB đắt giá nhất thế giới
Lần đầu tiên trong lịch sử, Barcelona vượt mặt Real Madrid để chiếm giữ ngôi vị đứng đầu trong top 10 CLB đắt giá nhất thế giới
Cụ thể theo phân tích của Forbes, đội bóng xứ Catalan được định giá 4,76 tỉ USD, hơn đại kình địch Real Madrid chỉ khoảng 100 triệu USD (4,75 tỉ USD). Vị trí này 16 năm qua được nắm giữ bởi chỉ hai đội bóng Manchester United (11 lần) và Real Madrid (5 lần).
Sự trỗi dậy của Barcelona diễn ra sau khi đội bóng vừa trải qua một giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Kết quả một tân Chủ tịch mới đã được bầu và Lionel Messi tiếp tục ở lại CLB với vị thế cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới. Điều này vô tình đã khiến giá trị của Barca lại tăng lên nhanh chóng.
Trong khi đó Bayern Munich với chiến tích ăn 6 mùa trước đã xuất sắc vươn mình lên nắm giữ vị trí thứ 3 trong top 10 CLB đắt giá nhất thế giới năm 2021. Manchester United là đội bóng đã bị chính Hùm Xám xứ Bavaria đẩy văng khỏi 3 vị trí dẫn đầu. Với tổng giá trị ước tính là 4.2 tỉ bảng, Quỷ Đỏ hiện xếp thứ 4 trong bản danh sách này.
Bóng đá – Thỏi vàng của các nhà đầu tư
20 đội bóng đứng đầu BXH này có giá trị trung bình khoảng 2,28 tỉ USD mỗi đội. Con số này tăng 30% so với lần cuối cùng số liệu thống kê được thu thập từ hai năm tiếp. Sự tăng vọt này diễn ra bất chấp sự sụt giảm doanh thu của bóng đá toàn cầu khi lượng CĐV đến sân khá hạn chế. Không những vậy, nhiều lĩnh vực có tiềm năng doanh thu cao của môn thể thao vua cũng chưa được khai thác triệt để vì dịch bệnh.
Số liệu thống kê cũng cho thấy doanh thu trung bình của 20 đội trong BXH là 441 triệu USD so với năm 2017/2018. Thu nhập trung bình của các đội cũng chỉ dừng lại ở con số 23 triệu USD, giảm 70% so với trước đó.
Nỗi đau này có lẽ còn lâu mới kết thúc. Sự sụt giảm trên sẽ ngày càng lún sâu trong mùa giải năm nay khi hầu hết các giải đấu hàng đầu châu Âu vẫn đang hạn chế khán giả tới sân.
Dẫu vậy, với con mắt của các nhà đầu tư, bóng đá vẫn là mỏ vàng còn nhiều tiềm năng khai thác. Nhiều nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục chi những khoản tiền lớn cho các đội bóng hàng đầu như cách đã làm với các môn thể thao hàng đầu khác như NFL (Giải bóng bầu dục Mỹ), NBA (Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ) hay việc quảng bá thương hiệu MLB (giải bóng chày nhà nghề Mỹ).
Một ví dụ chứng minh cho điều này khi mới đây RedBird Capital đã mua lại một lượng cổ phiếu của Fenway Sports Group (tập đoàn đang sở hữu Liverpool). Nhiều nhà thẩm định đã từng định giá The Kop trị giá hơn 4 tỷ USD, gấp 6,4 doanh thu hiện nay. So với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch, giá trị của Liverpool đã tăng tới 88%.
Tiềm năng của bóng đá vẫn còn rất nhiều
Số lượng theo dõi trên MXH cũng cho thấy sự phát triển giá trị của thế giới bóng đá. Dù chỉ là đội bóng xếp thứ 5 trên BXH giá trị nhất, Liverpool có tổng cộng 84 triệu lượt theo dõi trên các nền tảng Facebook, Twitter và Instagram. Tính chung tất cả các CLB thể thao nói chung, nửa đỏ vùng Meyserside, con số này xếp ở vị trí thứ 12. Hai ông lớn Barcelona và Real Madrid sở hữu khoảng 260 triệu lượt theo dõi cho mỗi đội. Dallas Cowboys (CLB giá trị nhất thế giới với định giá 5,7 tỉ USD) còn kém xa hai đội bóng này tới 16 triệu lượt theo dõi.
Sự theo dõi khổng lồ trên MXH đã nhanh chóng mang lại sự hiệu quả. Manchester United (với gần 140 triệu lượt theo dõi) mới đây đã thay thế nhà tài trợ trên áo từ Chevrolet sang TeamViewer (một công ty phần mềm của Đức). Thoả thuận này sẽ bắt đầu từ mùa giải 2020/2022 với số tiền 64,9 triệu USD trong 5 năm. Dù cho con số này ít hơn nhiều so với mức giá mà nhà sản xuất ô tô của nước Mỹ đưa ra nhưng Quỷ đỏ lại có thêm nhiều quyền lợi về mặt thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc Man United sau này có thể tìm thêm một nhà tài trợ ô tô khác có giá trị hợp đồng tương tự hoặc vượt qua những gì Chevrolet đã làm trong quá khứ.
Tình cảnh này hoàn toàn sẽ xảy ra với nhiều đội bóng lớn khác. Real Madrid, Barcelona, Liverpool, PSG và Juventus đều có hợp đồng áo đấu hết hạn trong vòng vài năm tới.
Hàng hoá cũng là một nguồn thu khác hấp dẫn các nhà đầu tư. Mùa hè năm ngoái, PSG và tập đoàn kinh doanh thể thao Fanatics đã công bố một thoả thuận thương mại điện tử giữa hai bên. Nguồn tin cho biết sản lượng sản xuất của thương hiệu này sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2023, tương đương 40 triệu USD. Khi đó, CLB nước Pháp có thể thu về khoảng 60 triệu USD mỗi năm.
Real Madrid vẫn là ông hoàng doanh thu thương mại trong làng túc cầu thế giới. Trong mùa giải 2019/2029, giá trị các hợp đồng quảng cáo, tài trợ và áo đấu tăng 55% so với các năm trước. Trong số này bao gồm hợp đồng áo đấu giá trị nhất (82,5 triệu/năm) và trang phục thi đấu giá trị nhất (152 triệu/năm) kéo dài tới năm 2030 với Adidas.
Barcelona chỉ có doanh thu thương mại là 377 triệu USD. Nhưng họ lại vượt qua Real Madrid nhờ doanh thu phát sóng lên tới 275 triệu USD. Đây là con số cao nhất mà CLB bóng đá có thể nhận được ở thời điểm này.
Top 10 đội bóng giá trị nhất thế giới (theo Forbes):
- 1, Barcelona – 4,76 tỷ USD (3,46 tỷ bảng)
- 2, Real Madrid – 4,75 tỷ USD (3,46 tỷ bảng)
- 3, Bayern Munich – 4,22 tỷ USD (3,07 tỷ bảng)
- 4, Manchester United – 4,2 tỷ USD (3,06 tỷ bảng)
- 5, Liverpool – 4,1 tỷ USD (2,98 tỷ bảng)
- 6, Manchester City – 4 tỷ USD (2,91 tỷ bảng)
- 7, Chelsea – 3,2 tỷ USD (2,33 tỷ bảng)
- 8, Arsenal – 2,8 tỷ USD (2,04 tỷ bảng)
- 9, Paris Saint-Germain – 2,5 tỷ USD (1,82 tỷ bảng)
- 10, Tottenham Hotspur – 2,3 tỷ USD (1,67 tỷ bảng)