Thể thức thi đấu C2 châu Âu như thế nào?
Mỗi liên đoàn quốc gia thành viên sẽ có 3 câu lạc bộ tham dự, trừ liên đoàn xếp thứ 52-54 chỉ có 2 đội, liên đoàn thứ 55 và Liechtenstein chỉ có một đội tham dự.
Dựa trên thành tích từ mùa giải trước, các đội sẽ được vào thẳng vòng bảng hay phải tham gia vòng loại nhánh không vô địch. Các đội bị loại ở vòng loại Champions League cũng sẽ được trao cơ hội ở vòng loại Europa League nhánh vô địch, và 8 đội đứng thứ 3 vòng bảng Champions League cũng sẽ tham dự vòng 32 đội. Trước đây, giải đấu bao gồm vòng loại, vòng bảng 12 bảng 4 đội, vòng 32 đội, vòng 16 đội, tứ kết, bán kết và chung kết.
Kể từ mùa giải 2021/22, thể thức thi đấu C2 có sự thay đổi, số lượng đội tham dự vòng bảng được giảm xuống còn 32 đội, chia thành 8 bảng và thi đấu 2 lượt đi – về.
Kết thúc vòng bảng, 8 đội đứng đầu sẽ vào thẳng vòng 16 đội, còn đội xếp thứ 2 vòng bảng sẽ thi đấu 2 trận playoff lượt đi – về cùng với 8 đội xếp thứ 3 vòng bảng UEFA Champions League, nhằm chọn ra 8 suất cuối cùng tham dự vòng 16 đội. Sau vòng 1/8, sẽ tiếp tục lần lượt diễn ra các vòng tứ kết, bán kết và chung kết như thường lệ.
Cúp C2 Europa League là gì?
UEFA Europa League (viết tắt là UEL), trước đây là Cúp UEFA, là một giải đấu bóng đá cấp câu lạc bộ thường niên được tổ chức từ năm 1971 bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA).
Đây là giải đấu hạng hai của bóng đá cấp câu lạc bộ châu Âu, xếp dưới UEFA Champions League và trên UEFA Europa Conference League. Trước đó, Cúp UEFA là giải đấu hạng ba từ năm 1971 đến 1999 trước khi UEFA Cup Winners’ Cup ngừng tổ chức. Các câu lạc bộ lọt vào giải đấu dựa trên thành tích của họ tại các giải vô địch quốc gia và cúp quốc gia.
Giải đấu xuất hiện lần đầu vào năm 1971 với tên gọi Cúp UEFA nhằm thay thế cho Inter-Cities Fairs Cup. Năm 1999, UEFA Cup Winners’ Cup được hợp nhất với Cúp UEFA và ngừng tổ chức. Từ mùa giải 2004/05, một vòng bảng được thêm vào trước vòng đấu loại trực tiếp. Giải đấu có tên gọi mới là Europa League kể từ mùa giải 2009/10 sau khi thay đổi thể thức.
Việc tái xây dựng thương hiệu năm 2009 bao gồm việc hợp nhất với UEFA Intertoto Cup, tạo ra một thể thức thi đấu lớn hơn với một vòng bảng mở rộng và thay đổi tiêu chí vòng loại. Đội vô địch của UEFA Europa League giành quyền tham dự UEFA Super Cup, và kể từ mùa giải 2014/15, lọt vào vòng bảng UEFA Champions League mùa giải tiếp theo.
Lịch sử Cúp C2 Europa League
Theo đó, ý tưởng thành lập Cúp UEFA (tiền thân của Europa League) được xuất phát từ 3 nhân vật gồm Sir Stanlay Rous (người Anh), Ernst Thornmen (người Thụy Sĩ) và Ottorino Barrasi (người Ý).
Ngày 18/4/1955, Cúp các hội chợ liên thành phố (Inter-Cities Fairs Cup) chính thức được tổ chức với 10 đội bóng của 10 thành phố: Barcelona (Tây Ban Nha), Basel và Lausanne (Thụy Sĩ), London và Birmingham (Anh), Copenhagen (Đan Mạch), Frankfurt (Tây Đức), Leipzig (Đông Đức), Milan (Ý) và Zagreb (Croatia).
Giải đầu tiên kéo dài trong 3 năm (1955 – 1958) và đội đoạt cúp là câu lạc bộ Barcelona. Giải lần thứ 2 kéo dài trong 2 năm (1958–1960) với 16 câu lạc bộ chứ không phải là đội tuyển các thành phố. Các giải sau được tổ chức đều đặn hàng năm. Đến mùa bóng 1971/72, giải đổi tên thành Cúp UEFA.
Từ mùa bóng 1999/2000, cúp C2 (tên gọi tắt của UEFA Cup Winners’ Cup) bị khai tử và sáp nhập vào cúp C3 làm một và vẫn giữ tên là Cúp UEFA, khi đó, đội đoạt các cúp trong nước sẽ giành quyền tham dự giải đấu này.
Thể thức của giải cũng được thay đổi như áp dụng thể thức đấu bảng (từ năm 2004); các đội bị loại ở vòng loại thứ ba và 8 đội xếp thứ 3 ở vòng đấu bảng UEFA Champions League được chuyển sang thi đấu; các đội bóng giành cúp Liên đoàn cũng giành quyền tham dự.
Từ năm 1958 đến 1997, các trận chung kết được tổ chức 2 lượt đi và về (trừ các năm 1964 và 1965). Từ mùa giải 1997/98, trận tranh cúp vô địch chỉ diễn ra một lượt trên sân vận động đã chọn trước. Từ mùa bóng 2009–2010, UEFA tăng số lượng câu lạc bộ tham dự vòng bảng lên 48 đội và đổi tên giải đấu thành UEFA Europa League.
Cúp vô địch C2 Europa League
Cúp UEFA, còn được gọi là “Coupe UEFA”, được trao hàng năm bởi UEFA cho câu lạc bộ bóng đá chiến thắng Giải vô địch bóng đá châu Âu UEFA. Trước mùa giải 2009–10, cả giải đấu và cúp đều được biết đến với tên “Cúp UEFA”.
Trước khi giải đấu được đổi tên thành UEFA Europa League ở mùa 2009/10, UEFA quy định rằng một câu lạc bộ có thể giữ cúp ban đầu trong một năm trước khi trả lại cho UEFA. Sau khi trả lại, câu lạc bộ có thể giữ một phiên bản thu nhỏ của cúp ban đầu. Sau khi giành chiến thắng lần thứ ba liên tiếp, một câu lạc bộ có thể giữ cúp vĩnh viễn.
Cúp được thiết kế và chế tác bởi Silvio Gazzaniga, người cũng đã thiết kế Cúp bóng đá World Cup FIFA. Cúp nặng 15 kg và được làm bằng bạc trên một bệ đá hoa vàng với chiều cao 67 cm. Chiếc cúp được tạo thành từ một nền có hai đĩa onyx, trong đó có một dải với các lá cờ của các quốc gia thành viên UEFA được chèn vào.
Tiền thưởng vô địch Cúp C2 Europa League
Tương tự như UEFA Champions League, số tiền thưởng mà các câu lạc bộ nhận được tại Europa League được chia thành các khoản thanh toán cố định dựa trên sự tham gia và kết quả.
Đối với mùa giải 2021/22, mức tiền thưởng được phân bổ như sau:
- Đủ điều kiện vào vòng bảng: 3,630,000 euro.
- Thắng trận trong vòng bảng: 630,000 euro.
- Hòa trận trong vòng bảng: 210,000 euro.
- Đầu bảng: 1,100,000 euro.
- Nhì bảng: 550,000 euro.
- Vòng play-off loại trực tiếp: 500,000 euro.
- Vòng 16 đội: 1,200,000 euro.
- Tứ kết: 1,800,000 euro.
- Bán kết: 2,800,000 euro.
- Á quân: 4,600,000 euro.
- Vô địch: 8,600,000 euro.
Cúp C2 Europa League có áp dụng luật bàn thắng sân khách?
Vào ngày 24/6/2021, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đưa ra dòng thông báo xác nhận về việc các trận đấu tại Champions League (nam, nữ), Europa League và Europa Conference League sẽ không còn sử dụng luật bàn thắng sân khách kể từ mùa 2021/22.
Theo đó, nếu hai đội có tổng tỷ số cân bằng sau hai lượt đi và về, hai bên sẽ bước vào hiệp phụ và sau đó là loạt sút luân lưu để phân định thắng thua.
Trước đó, luật bàn thắng sân khách được giới thiệu vào năm 1965, với mục đích sử dụng nhằm xác định đội thắng trong trận đấu loại trực tiếp 2 lượt. Nếu tỷ số 2 lượt trận giữa hai đội là cân bằng, đội nào có số bàn thắng trên sân đối phương nhiều hơn sẽ là đại diện ghi tên mình vào vòng đấu tiếp theo.
Đội bóng nào vô địch Cúp C2 Europa League nhiều nhất trong lịch sử?
Tính tới hết mùa giải UEFA Europa League 2022/23, có tổng cộng 52 lần giải đấu được tổ chức. Đội bóng hiện đang nắm giữ kỷ lục vô địch nhiều nhất lịch sử Cúp C2 Europa League là Sevilla (Tây Ban Nha) với 7 lần vô địch.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thể thức thi đấu C2 – hình thức đá Europa League mới nhất hiện nay được chúng tôi tổng hợp gửi đến quý độc giả. Đừng quên truy cập Thethaoso hằng ngày để không bỏ lỡ các tin tức nóng hổi về thế giới bóng đá.