Đá luân lưu là gì? Khái niệm luân lưu
Đá luân lưu hay còn gọi là penalty shoot-out là một phương thức quyết định đội thắng/thua trong một trận đấu bóng đá không thể có kết quả hòa, được thực hiện khi hai đội hòa nhau sau thời gian thi đấu chính thức và cả hiệp phụ (nếu có).
Đây có thể nói là những giây phút căng thẳng nhất với cả 2 đội do tính chất có phần may rủi của nó.
Một số fan ở Việt Nam thường hay gọi lượt sút luân lưu này với một vài cái tên khác như: sút phạt đền, sút penalty… Tuy nhiên thì những cụm từ này chỉ là cách gọi cho quen chứ chưa thật sự tương ứng với ý nghĩa của loạt sút luân lưu.
Sút phạt đền hay sút penalty thì có thể diễn ra trong trận đấu, nhưng đối với kiểu đá luân lưu, nó chỉ xuất hiện khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên mà vẫn chưa có đội bóng nào giành chiến thắng trong một trận đấu loại trực tiếp.
Đá luân lưu chỉ bao gồm 3 người được tham gia. Thứ nhất là trọng tài, người ra hiệu lệnh bằng còi thực hiện đá luân lưu. Thứ 2 là cầu thủ sút luân lưu và thứ 3 là thủ môn bên phía đối diện.
Loạt sút luân lưu được thực hiện trên chấm 11m ở vòng cấm địa bên 1 phần sân. Cả 2 sẽ thay nhau sút chứ không thực hiện liên tiếp. Theo luật sút luân lưu truyền thống,
Trong loạt sút luân lưu, các cầu thủ không thực hiện cú sút và các thủ môn phải đứng trong vòng tròn trung tâm. Thủ môn của đội sút đứng tại giao điểm giữa đường cầu môn và đường đánh dấu vùng cấm địa gần một trong số các trợ lý trọng tài.
Bàn thắng ghi trong loạt sút thường không được cộng vào thành tích ghi bàn của cầu thủ thực hiện. Giả sử sau 5 lượt sút, vẫn không thể tìm ra cái tên giành chiến thắng. Lúc này, sẽ thực hiện thêm từng lượt một. Đội nào thắng ngay trong lượt là đội chiến thắng.
Luật luân lưu theo quy định của FIFA
Trước khi bước vào loạt sút, trọng tài sẽ tung đồng xu để quyết định bên khung thành thực hiện loạt sút. Trong lần tung đồng xu thứ hai, trọng tài sẽ quyết định đội thực hiện quả đá đầu tiên.
Mỗi đội có trách nhiệm phân thứ tự thực hiện sút cho các cầu thủ đủ điều kiện. Mỗi người sút chỉ được đá bóng một lần. Cầu thủ sẽ được quyền đá lại lần 2 chỉ khi các cầu thủ khác trong đội đã thực hiện hết lượt sút đầu của mình mà vẫn chưa thể phân thắng bại.
Một quả đá luân lưu được tính là hợp lệ nếu quả bóng đi hẳn qua vạch cầu môn. Bóng có thể chạm thủ môn, cột dọc hoặc xà ngang bất cứ bao nhiêu lần trước khi vào lưới, miễn là trọng tài nhận định chuyển động của bóng là kết quả của cú đá ban đầu.
Một đội có thể thay thủ môn bị chấn thương trong loạt sút luân lưu bằng một cầu thủ dự bị (trong trường hợp đội này chưa dùng hết tối đa quyền thay người được ban tổ chức quy định trước) hoặc bằng cầu thủ trước đó được chọn không tham gia loạt sút luân lưu trong trường hợp phải cân bằng số lượng cầu thủ.
Nếu thủ môn bị truất quyền thi đấu trong loạt sút luân lưu, một cầu thủ khác đã kết thúc trận đấu phải thay thế làm thủ môn.
Nếu một cầu thủ ngoài thủ môn bị chấn thương hoặc truất quyền thi đấu trong loạt sút luân lưu, loạt luân lưu sẽ tiếp tục mà không cho phép thay thế cầu thủ. Đội bạn phải giảm số cầu thủ của mình tương ứng với số cầu thủ rời sân của đội kia.
Làm thế nào để đá luân lưu thành công?
Trong loạt sút luân lưu đầy may rủi này, ngoài kỹ thuật chuyên môn, tâm lý của các cầu thủ lẫn thủ môn phải được đặt trong trạng thái ổn định nhất. Việc lựa chọn cầu thủ thực hiện hợp lý cũng sẽ là nhiệm vụ nhức óc với các HLV.
Từ các yếu tố tác động từ tâm lý, các cú sút của mỗi cầu thủ sẽ được thực hiện theo nhiều kiểu khác nhau. Sẽ có những chọn cách sút với lực vừa đủ nhưng hướng về 2 góc xa của khung thành. Phương án còn lại là thực hiện cú sút với lực bóng đi mạnh và nhanh.
Ngày nay, nhiều ngôi sao trên thế giới còn sử dụng cách đá chậm một nhịp. Tức là, họ đợi cho thủ môn bay người trước rồi mới thực hiện đá phạt. Đương nhiên, thời gian là vô cùng ngắn nếu không thì pha bóng sẽ không được công nhận.
Kiểu đá nhảy chân sáo cũng là một trong những cách đó. Cầu thủ thực hiện trước khi tung cú sút sẽ giậm nhảy lên không trung. Mục đích của việc làm này là đánh lừa thị giác của thủ môn cũng như xác định phương hướng mà thủ môn sẽ bay, từ đó tung ra cú sút theo hướng ngược lại.
Tuy nhiên cách đá đầy cũng đầy rẫy rủi ro. Giả sử trong trường hợp thủ môn biết được người sút sẽ thực hiện cách này và đứng yên nhìn hướng bóng, cầu thủ thực hiện dĩ nhiên sẽ bị bắt bài và đá hỏng quả luân lưu được trao.
Điển hình cho trường hợp này chính là Jorginho trong trận chung kết EURO 2021. Cầu thủ người Italia đã làm động tác nhảy chân sáo khi thực hiện quả luân lưu của mình nhưng lại bị thủ thành Pickford bắt bài. Trước đó, anh còn đá hỏng quả phạt đền trong trận bán kết gặp Tây Ban Nha.
Trên đây là những kiến thức về đá luân lưu mà Thethaoso cập nhật. Hãy truy cập Thethaoso mỗi ngày để không bỏ lỡ những tin tức nóng hổi về thế giới bóng đá.