Lịch sử hình thành cho đến năm 1999 của Barcelona FC
Barcelona FC được thành lập vào ngày 29 tháng 11 năm 1899 tại thành phố Barcelona thuộc vùng Catalunya của Tây Ban Nha. Những năm cuối của thế kỷ 19, bóng đá đối với Tây Ban Nha vẫn còn chưa được phát triển rộng rãi. Thậm chí, những người đầu tiên sáng lập ra Barcelona là những cầu thủ đến từ Anh, Thụy Sĩ, và chỉ có vài người địa phương.
Barcelona được sinh ra theo một cách rất tình cờ. Khoảng năm 1890, Tây Ban Nha chuyển mình thành nước công nghiệp và thu hút rất nhiều người trên khắp thế giới đến sinh sống. Và Joan Gamper – chủ tịch đầu tiên và thành công nhất của Barcelona cũng nằm trong số đó.
Ban đầu, chàng trai đến từ Thụy Sĩ xin gia nhập câu lạc bộ địa phương là Gimnasio Tolosa nhưng bị từ chối do họ không chấp nhận người nước ngoài. Do đó, Joan Gamper quyết định thành lập một đội bóng đá mới, cho phép nhiều người ngoại quốc tham gia và đặt tên là Foot-Ball Club Barcelona.
Danh hiệu đầu tiên của Barcelona là chiếc Cúp vô địch Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha ở mùa giải 1909-1910. Đến năm 1927, chủ tịch đương nhiệm của Blaugrana là José María Acha Larrea cùng với một vài vị chủ tịch các câu lạc bộ khác đã quyết định thành lập giải Primera Division (La Liga sau này).
Đến năm 1929, Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha thông qua quyết định trên và chính thức cho giải đấu khởi tranh vào giữa năm đó với sự tham gia của 10 câu lạc bộ. Và danh hiệu vô địch đầu tiên cũng thuộc về chính Barcelona.
Giai đoạn từ những năm 1929 đến năm 1988, Barcelona giành đủ mọi danh hiệu ở giải quốc nội và trở thành một đội bóng vô cùng nổi tiếng. Đến nỗi sân nhà cũ là Les Corts với sức chứa 50.000 khán giả cũng trở nên chật chội. Do đó, vào năm 1957, ban quản lý câu lạc bộ quyết định cho xây sân vận động với và đặt tên là Camp Nou với sức chứa lên đến 90.000. Qua nhiều lần sửa chữa và nâng cấp, ngày nay, sân nhà của Barcelona có thể chứa đến 120.000 khán giả và trở thành sân vận động lớn nhất châu Âu.
Năm 1955, giải đấu dành cấp châu lục dành cho các đội bóng hàng đầu châu Âu là cúp C1, C2, C3 ra đời. Và Barca là câu lạc bộ duy nhất chưa bao giờ vắng mặt ở đấu trường này. Tuy nhiên, từ năm 1955 đến năm 1988, Barca cũng chưa từng vô địch Cúp C1 dù đã có 2 lần tiến vào trận chung kết.
Giữa năm 1988, đứa con cưng của gã khổng lồ Catalan, Johan Cruyff quay trở lại dẫn dắt đội bóng. Ông đã cho cả thế giới được chứng kiến cái gọi là đội hình “Dream Team” trong màu áo của Barcelona và bắt đầu triết lý bóng đá tấn công tổng lực mà ông học được từ người thầy của mình trước đó.
Năm 1992 là mùa giải đầu tiên của Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League. Johan Cruyff một lần nữa đưa Barcelona đi đến trận chung kết được tổ chức trên sân vận động Wembley.
Nhưng lần này không giống như 2 lần trước đó. Bằng cú sút siêu khủng kiếp, Ronald Koeman, học trò cưng của Johan đã mang về danh hiệu vô địch Cúp C1 đầu tiên cho Barcelona sau 40 năm chờ đợi. Johan đã giúp người Catalan nhận chiếc cúp còn thiếu duy nhất vào bộ sưu tập của mình.
Ngoài ra, những năm làm thuyền trưởng lại tại Nou Camp, Johan Cruyff cũng chính là người đặt nền tảng cho việc phát triển những tài năng trẻ của câu lạc bộ thông qua lò đào tạo La Masia. Có thể nói, Barca dưới thời của Johan là vô cùng cực thịnh. Với những cống hiến to lớn, Johan Cruyff được người hâm mộ tôn vinh như một huyền thoại của đội bóng và được tôn làm thánh, hay còn gọi là Thánh Johan.
Có lên thì cũng có xuống, năm 1994, sau khi đội hình vô địch UEFA Champions League năm 1992 đã thất bại 0-4 trong trận chung kết trước AC Milan. Kết quả là Barcelona đã chấm dứt hợp đồng với Johan Cruyff. Và thời kỳ đen tối đối với Barca cũng bắt đầu từ đây kéo dài mãi đến những năm cuối cùng của thế kỷ 20.
Giai đoạn từ năm 2000 – 2020: Vinh quang đỉnh cao và những cú trượt dài của Barcelona
Bắt đầu thế kỷ 21, Barcelona dần phục hồi và lấy lại phong độ của mình dưới thời của Frank Rijkaard. Huấn luyện viên người Hà Lan bắt đầu thay máu đội hình bằng việc chia tay các công thần cũ và thêm vào đó những hảo thủ như Samuel Eto’o, Deco và đặt biệt, ông mang về tiền vệ người Brazil – Ronaldinho với mức giá 28 triệu euro.
Mùa giải 2004-05, Frank Rijkaard đã dẫn dắt Barca quay trở lại với danh hiệu vô địch La Liga sau 5 năm dài. Thế nhưng, Blaugrana lại thêm một lần nữa rời khỏi giải đấu UEFA Champions League sau khi để thua đại kình địch Real Madrid ở vòng 1-8. Nhưng thất bại này, cũng chính là khởi đầu của một kỷ nguyên thành công mới của gã khổng lồ xứ Catalan.
Đến giữa năm 2005, Frank Rijkaard chính thức trình làng với thế giới tài năng trẻ Lionel Messi – người mà sau này trở thành cầu thủ vĩ đại nhất thế giới chứ không riêng gì ở Barcelona hay là La Liga.
Với đội hình toàn sao mang tên Dream Team 2.0, Barcelona đè đẹp hoàn toàn Real Madrid ngay trên thánh địa Bernabeu với tỷ số 3-0, trước sự ngỡ ngàng của hàng triệu khán giả. Vì khi ấy, Kền Kền Trắng đang sở hữu dàn anh tài siêu khủng mang tên Galacticos 2.0 của chủ tịch Florentino Perez. Với chiến thắng trên, Barca bảo vệ thành công danh hiệu vô địch La Liga lần thứ 18 của mình trước khi lại dong buồm vươn ra đấu trường châu lục.
Với đội hình cực mạnh, con tàu Barcelona tiến thắng vào trận chung kết UEFA Champions League mà không để thua trận nào. Trong trận đấu cuối cùng gặp Arsenal. Barca đã gặp khó khăn lớn khi bị dẫn trước ở hiệp 1 dù có lợi thế thi đấu hơn người.
Nhưng bất ngờ đã xảy đến ở 15 phút còn lại của hiệp 2. Samuel Eto’o đã có bàn thắng gỡ hòa từ đường chuyền kiến tạo của Henrik Larsson. Chưa dừng lại ở đó, khi trận đấu chỉ còn vài phút nữa là kết thì lại là Henrik Larsson tiếp tục dọn cỗ để Juliano Belletti ghi bàn thắng ấn định chiến thắng 2-1 cho Barca. Đồng thời mang về sân Nou Camp danh hiệu vô địch Cúp C1 lần thứ 2 cho Barca sau 12 năm trời chờ đợi.
Thành công vang dội của Barcelona dưới thời của Pep Guardiola
Sau danh hiệu vô địch Champions League năm 2006, Barca lại tiếp tục đi xuống với 2 mùa giải liên tiếp trắng tay dù sở hữu đội hình mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Và buộc phải dừng hợp đồng với HLV Frank Rijkaard. Người thế chỗ là Pep Guardiola – người có xuất thân từ lò đào tạo La Masia.
Những ngày đầu nhậm chức, Pep không được người hâm mộ và cả những cầu thủ tôn trọng. Hàng loạt những nghi ngờ và câu hỏi lớn được đặt ra rằng: Liệu ông ta sẽ làm được gì?
Sau khi bước vào vị trí lãnh đạo, Pep Guardiola tiến hành màn thay máu lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử câu lạc bộ nhằm đảm bảo kỷ luật trong phòng thay đồ của Barca.
Ông lập tức bán đi những cầu thủ đã già cỗi, những kẻ thích tiệc tùng, nổi loạn như Ronaldinho, Deco,… Giữ chân những ngôi sao, tiếp tục phát triển những tài năng trẻ, mang về những bản hợp đồng chất lượng như Thierry Henry, Dani Alves, Keta,… Đưa Sergio Busquets, Xavi lên đội một và mang đứa con tài năng của La Masia là Gerard Pique từ Man United về lại sân Nou Camp.
Đó là những gì mà Pep Guardiola chuẩn bị cho Barca mùa giải mới. Giờ là lúc ông sắp xếp lại các linh kiện cho cỗ máy chiến thắng mang tên Barcelona với đội hình tấn công 4-3-3 đã trở thành thương hiệu. Hơn thế giới, Pep Guardiola còn mang đến Barca một làn gió với với lối chơi Tiki Taka cực kì khó chịu. Thứ bóng đá ma thuật mang tên Tiki Taka của Pep đã giày xéo hết các mặt cỏ của trời Âu.
Và ngay từ mùa giải đầu tiên, Pep Guardiola đã đập tan mọi nghi ngờ về ông từ bất kỳ đâu, bất kỳ ai sau khi giúp Barcelona lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu với cú ăn 6 lịch sử gồm: La Liga, Champions League, Cúp nhà Vua, Siêu cúp TBN, Siêu cúp Châu Âu và FIFA World Cup Club, để mở ra một thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử cho gã khổng lồ xứ Catalan.
Sang mùa giải 2010/2011, Pep Guardiola lại tiếp tục dẫn dắt Barca thêm một lần nữa bước lên vị trí đỉnh cao với 4 danh hiệu lớn là: Vô địch La Liga, Vô địch Siêu Cúp Châu Âu, Vô địch UEFA Champions League và Vô địch FIFA World Cup Club.
Song, mùa hè 2012 vị thuyền trưởng vĩ đại Pep Guardiola nói lời từ biệt đội bóng sau khi thất bại cả ở đấu trường La Liga và Cúp C1. Để lại sau đó là thời kỳ hậu Pep Guardiola đầy bất ổn của Barcelona.
Sự thành công dưới thời Luis Enrique và thời kỳ tăm tối dưới sự quản lý của chủ tịch Josep Maria Bartomeu
Sau khi Pep Guardiola từ chức, người trợ lý của ông là Tito Vilanova được chọn làm huấn luyện viên trưởng của Barcelona. Dưới thời của huấn luyện viên Tito, Barca giành được duy nhất một danh hiệu vô địch La Liga, còn phía sau đó là sự lụn bại với những trận đấu thua cuộc trước đại kình địch Real Madrid, hay sự thất bại nhục nhã 0-7 sau hai lượt trận dưới tay Bayern Munich ở Champions League.
Cuối cùng, Tito Vilanova cũng xin từ chức. Phần vì ông không thể gánh vác nổi trọng trách dẫn dắt Barca, phần vì ông cần thời gian nghỉ để điều trị căn bệnh ung thư của mình. Người kế nhiệm Tito là Gerardo Martino cũng không trụ lại được lâu sau một mùa giải thất bại của Barca.
Năm 2014, Luis Enrique được bổ nhiệm là huấn luyện viên trưởng của Barcelona và ông bắt đầu tổ chức lại đội bóng. Ông thầy người Tây Ban Nha đã chi cho công tác chuyển nhượng ở mùa giải đó lên đến 150 triệu euro để mang về những cầu thủ chất lượng như Ivan Rakitic, thủ môn Marc-Andre ter Stegen,… Đặc biệt là bản hợp đồng trị giá 80 triệu euro mang tên Luis Suarez để kết hợp với Neymar và Messi. Tạo nên bộ ba tam tấu M-S-N xuất sắc nhất lịch sử bóng đá với 120 bàn thắng được ghi trong một mùa, để giành lại chiếc cúp vô địch La Liga từ tay Atletico Madrid ở mùa giải 2014-15.
Tiếp đà chiến thắng, Barca liên tục đánh bại Atletico Madrid, Villarreal, Bilbao để giành được danh hiệu Cúp Nhà Vua. Chưa dừng lại ở đó, đoàn quân của xứ Catalan lần lượt hạ gục các đối thủ sừng sỏ như Ajax, PSG, Bayern Munich, Juventus ở Champions League để giúp Barca lần thứ 5 nâng cao danh hiệu vô địch ở đấu trường danh giá nhất châu Âu.
Không những vậy, Luis Enrique cùng các học trò tiếp tục gặt hái thêm 2 danh hiệu nữu là Siêu cúp Tây Ban Nha và FIFA World Cup Club để hoàn tất cú ăn 5 trong mùa giải 2015-16.
Thế nhưng, vinh quang cũng chỉ kéo dài với Barca đến chừng đó. Sau khi tài năng trên hàng công của họ là Neymar bị gã nhà giàu Paris Saint Germain dắt mũi đi vào mùa hè 2017. Chủ tịch câu lạc bộ là Josep Maria Bartomeu lập tức quay cuồng trong việc tìm người thay thế và đánh mất phương hướng.
Bartomeu liên tục mắc sai lầm trên thị trường chuyển nhượng khi chi tiền khủng với những bàn hợp đồng đắt đỏ như Dembele (142 triệu euro), Philippe Coutinho (145 triệu euro), Antoine Griezmann (120 triệu euro),… nhưng tất cả lại không đẹp lại kết quả như mong đợi.
Mọi chuyện còn tệ hơn khi Barca không tiếp tục hợp đồng với HLV Luis Enrique mà thay vào đó là bổ nhiệm cựu tiền đạo Ernesto Valverde lên làm huấn luyện viên trưởng với thời hạn 2 năm. Ernesto Valverde dù giúp Barcelona bảo vệ được danh hiệu vô địch La Liga 2 năm liên tiếp nhưng lại không giúp Barca có thêm được danh hiệu nào ở Champions League.
Cùng lúc đó là những lục đục trong phòng thay đồ khiến Barca không gia hạn thêm hợp đồng với Valverde. Thay vào đó, Bartomeu đưa cựu huấn luyện viên của Real Betis là Quique Setien lên làm huấn luyện viên trưởng.
Quique Setien vốn không được lòng những ngôi sao của Barca. Vị huấn luyện viên già tuổi nhưng lại có ít tiếng nói trong phòng thay đồ. Và cái kết bi thương đã đến khi Barcelona đánh mất ngôi vô địch La Liga vào tay Real Madrid. Dù trước khi giải đấu tạm hoãn do đại dịch COVID-19, Blaugrana đang dẫn đầu bảng xếp hạng.
Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó khi Bartomeu thêm một lần sai lầm nữa trên thị trường chuyển nhượng. Ông quyết định bán Arthur Melo trong khi đội hình Barca đang già cỗi để mang về Pjanic từ Juventus.
Tức giận, Arthur Melo bỏ về Brazil và không tham dự trận tứ kết Champions League giữa Barca và Bayern Munich. Kết quả, gã khổng lồ xứ Catalan thêm một lần nữa bị làm nhục sau khi bị Hùm Xám hạ gục với tỷ số 8-2.
Sau trận đấu, một làn sóng phẫn nộ được dấy lên khiến Quique Setien phải khăn gói ra đi. Chiếc ghế chủ tịch của Bartomeu thì lung lay và Barca bắt đầu lâm vào tình trạng nợ nần. Nhiều ý kiến cho rằng trận thua trên chỉ là mở đầu cho những chuỗi ngày đen đủi đằng đẵng phía sau của Barca.
Để giữ vững được vị trí chủ tịch của mình, Bartomeu mời cựu cầu thủ của Barca là Ronald Koeman quay về dẫn dắt đội bóng. Koeman lập tức lên kế hoạch bán đi các công thần như Luis Suarez, Ivan Rakitic và linh hồn của đội bóng Lionel Messi cũng không nằm ngoài danh sách.
Ngay sau khi người hâm mộ nghe tin Messi sắp phải ra đi, những cuộc biểu tình ngay lập tức diễn ra nhằm yêu cầu Josep Maria Bartomeu từ chức và giữ lại Messi. Vì họ hiểu rằng, không có Messi thì 15 năm qua, Barca chẳng thể hùng mạnh và có được nhiều danh hiệu như vậy.
Họ muốn đứa con mà họ yêu quý được chơi bóng trong những năm tháng cuối cùng của sự nghiệp tại Camp Nou. Và kẻ tham lam như Josep Maria Bartomeu phải ra đi.
Có thịnh ắt có suy, đó là quy luật tự nhiên mà bất kỳ triều đại nào cũng phải trải qua. Thế nhưng, không biết Barcelona sẽ suy vong trong bao lâu. Và khi nào thì mới có một đế chế mới trở lại. Vinh quang và huy hoàng hơn cả thời đại của Johan Cruyff, Pep Guardiola hay cả Luis Enrique.